Gợi ý phương thức xây dựng hình ảnh thực đơn gây ấn tượng với khách hàng
Trong việc xây dựng và thiết lập thực đơn, chụp ảnh món ăn rất quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng quyết định lựa chọn món. Tuy nhiên chụp ảnh thế nào để đạt được hiệu quả và giúp nhà hàng giữ chân được khách hàng tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến Đối tác Nhà hàng nắm được những chú ý quan trọng trước để có được những bức ảnh thật chất lượng cho menu món ăn của nhà hàng nhé!
Tầm quan trọng của việc xây dựng một thực đơn có hình bắt mắt
Trước khi khách hàng thưởng thức hương vị thơm ngon của những món ăn được phục vụ bởi nhà hàng, thì những nội dung xuất hiện trên thực đơn, đặc biệt là hình ảnh sẽ góp phần không nhỏ cho những hành động tiếp theo sau đó.
Thực đơn không những cung cấp cho khách hàng thông tin những món ăn nhà hàng phục vụ mà còn thể hiện giá trị, tính thẩm mỹ và cả chất lượng trong dịch vụ lẫn món ăn. Một thực đơn chỉnh chu sẽ đem là điểm cộng tốt trong việc tạo nên ấn tượng tốt cho khách hàng, dù là đặt hàng online hay ăn tại quán.
Hướng dẫn sắp xếp bố cục để có những bức hình đồ ăn thu hút khách hàng
Nấu ăn là một nghệ thuật, điều đó cũng tương tự với việc sắp xếp và xây dựng hình ảnh cho thực đơn của nhà hàng. Để thu hút khách hàng từ cái nhìn đầu tiên, những bức ảnh mô tả thức ăn cần phải đáp ứng những yếu tố nào?
Ngoài việc chuẩn bị kỹ càng nguyên liệu cho món ăn thì dưới đây là những điều cần lưu ý khi để tạo ra những tấm ảnh đồ ăn chất lượng.
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố sống còn đối với ảnh chụp bất kỳ thể loại và nội dung nào. Với đồ ăn, nguồn sáng lý tưởng nhất là ánh sáng tự nhiên. Chúng ta có thể tận dụng nguồn sáng này bằng cách chụp ngoài trời, hoặc những nơi có thể lấy được trực tiếp ánh sáng tự nhiên.
Góc chụp
Có thể nói, không chỉ riêng với thức ăn, chụp ảnh cho bất cứ đề tài nào cũng cần quan tâm đến góc chụp vì đặc điểm này sẽ là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng cuối cùng của bức hình. 3 góc dưới đây được đánh giá là một trong những góc chụp được các nhiếp ảnh gia ẩm thực thường sử dụng khi
- Góc thẳng
Ở góc chụp này, các món ăn sẽ hoàn toàn được nhận được sự tập trung từ máy ảnh, và dễ dàng bắt được toàn bộ chi tiết của bức hình. Đây là góc chụp được ưa thích nhất của các nhiếp ảnh gia ẩm thực, đặc biệt món có nhiều nguyên liệu.
- Top Down
Đối với góc chụp này, máy ảnh sẽ được đặt trên cao song song với món ăn và hướng trực tiếp tới món ăn để có thể lấy được cả nguyên liệu, hình khối và màu sắc. Góc chụp Top down là một sự lựa chọn tuyệt vời bởi cùng với sự sáng tạo của Food Stylist, người xem sẽ hình dung ra câu chuyện và bối cảnh mà nhiếp ảnh gia đang kể.
- Góc 45 độ
Được đánh giá là góc chụp an toàn nhất trong việc chụp ảnh thức ăn. Khác với 2 góc chụp vừa được giới thiệu trên, góc chụp 45 độ vừa thể hiện được chiều cao của món ăn, đồng thời cũng giúp người xem nhìn được độ sâu của các bức ảnh chụp thức ăn.
Bố cục
Bên cạnh ánh sáng và góc chụp, một yếu tố không thể bỏ qua trong để có những bức ảnh đẹp chính là bố cục sắp xếp. Đối tác hãy cùng tham khảo 3 bố cục dưới đây nhé:
- Quy tắc một phần ba
Quy tắc đầu tiên là quy tắc một phần ba, trong đó, một bức ảnh được chia thành chín phần và các yếu tố quan trọng nhất (món ăn chính) phải được đặt dọc theo các đường này hoặc các giao điểm của chúng.
- Quy tắc đường dẫn
Khi chụp ảnh nói chung, phải luôn chú ý các đường dẫn xuất hiện trong khung hình. Đường dẫn tạo chỉ dẫn giúp mắt người xem biết nên nhìn về đâu để biết được chủ thể chính trong bức ảnh.
- Quy tắc khoảng trống
Khoảng trống được đặt vào để giúp chủ thể trông nổi bật hơn. Việc sử dụng khoảng trống làm cho bức ảnh dễ nhìn và kể được nhiều câu chuyện, người xem sẽ dễ dàng tập trung vào thành phần chính hơn.
Hy vọng với những nội dung được chia sẻ từ Học viện BAEMIN trong bài viết trên đã mang đến cho Quý Đối tác những kiến thức hữu ích để dễ dàng vận dụng vào các hoạt động kinh doanh thực tế một cách hiệu quả nhất! Bài viết tiếp theo sẽ mang đến một nội dung thú vị khác, hãy còn theo dõi và kinh doanh hiệu quả cùng BAEMIN nhé!